Khi nói đến vật liệu cách nhiệt người ta thường sẽ nghĩ đến ưu điểm đầu tiên của nó là cách nhiệt - chống nóng. Nhưng để nhận biết được loại vật liệu nào phù hợp với điều kiện môi trường làm việc bên trong hệ thống công trình của bạn thì chắc hẳn có nhiều người phải nhờ tới sự tư vấn của người bán hàng.
Vậy làm sao để có thể tìm được loại vật liệu cách nhiệt phù hợp? Làm sao để phân biệt được vật liệu cách nhiệt nóng hay cách nhiệt lạnh? Hãy cùng tìm hiểu bài viết So Sánh Vật Liệu Cách Nhiệt Nóng và Vật Liệu Cách Nhiệt Lạnh này để giải đáp các thắc mắc trên nhé!
1. Giới thiệu về các loại vật liệu cách nhiệt?
Vật liệu cách nhiệt là những loại vật liệu làm từ chất vô cơ hay hợp chất hữu cơ có hệ số dẫn nhiệt nhỏ hơn 0,157 W/m.0C, cách nhiệt là giải pháp ngăn ngừa thất thoát nhiệt và tạo ra rào cản nhiệt giữa môi trường bên trong và bên ngoài. Ứng dụng phổ biến trong các công trình dân dụng, nhà cửa, kết cấu xây dựng, thiết bị công nghiệp,...
Vật liệu cách nhiệt là giải pháp hữu hiệu để góp phần đạt được sự thoải mái, tiện nghi cho người sinh sống, làm việc và nghỉ ngơi nhờ đó mà tiết kiệm năng lượng cho việc sưởi ấm, thông gió,... giảm khí thải nhà kính và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Mức độ dẫn nhiệt của vật liệu phụ thuộc vào tính chất tự nhiên và tỷ trọng của vật liệu, tỷ trọng càng cao thì dẫn nhiệt càng tốt, không khí trong môi trường tĩnh cách nhiệt tốt nhất.
2. Đặc điểm của vật liệu cách nhiệt nóng và vật liệu cách nhiệt lạnh
2.1. Vật liệu cách nhiệt nóng
Vật liệu cách nhiệt nóng là loại vật liệu có thể tháo rời, nó được thiết kế đặc biệt để cách nhiệt các hệ thống vận chuyển khí và các chất ở nhiệt độ cao. Vật liệu cách nhiệt nóng dùng để thi công cách nhiệt giúp cho đường ống không bị quá nhiệt và duy trì được nhiệt lượng bên trong đường ống. Điều này giúp bảo toàn năng lượng cho hệ thống của bạn, giúp bạn tiết kiệm tiền trong dài hạn
Một số loại vật liệu cách nhiệt nóng được sử dụng phổ biến:
- Bông thủy tinh GlassWool: được làm từ cát và phụ gia kết hợp với lớp đá dolomite, đây là loại vật liệu cách nhiệt đang được sử dụng phổ biến bởi nó mang lại lợi ích vượt trội so với mức chi phí tương đối thấp. Bông thủy tinh thường được sử dụng để bảo ôn hệ thống khí lạnh, hệ thống đường ống gió, cách nhiệt cấu trúc,....
- Bông khoáng cách nhiệt (Rockwool): được làm từ đá bazan, một loại đá núi lửa từ tập đoàn Rockwool Asia, dùng trong cách nhiệt nóng và lạnh, len khoáng có khả năng chịu nhiệt, chống hóa chất và nhiệt cao, khả năng ổn định vượt trội.
- Cray Flex: vật liệu được sản xuất từ nguyên liệu chất lượng cao nên có khả năng chịu nhiệt cao, chống hóa chất và chống truyền nhiệt cao.
2.2. Vật liệu cách nhiệt lạnh
Vật liệu cách nhiệt lạnh cũng có vai trò quan trọng như vật liệu cách nhiệt nóng, có nhiều loại vật liệu cách nhiệt lạnh, trong đó một số loại phổ biến thường được sử dụng:
- Foam Polyurethane: là hợp chất cao phân tử được hình thành bằng sự pha trộn theo một tỷ lệ thích hợp các thành phần như polyol, iso, chất tạo bọt, …. Khi ở dạng lỏng chúng được dùng để cách nhiệt cho đường ống hay thiết bị. Khi ở dạng rắn được sản xuất dưới dạng ống định hình và dạng tấm. Foam Polyurethane là vật liệu cách nhiệt tột, không mùi, không hư mòn dùng trong ngành thực phẩm và hóa chất, những hệ thống đường ống và thiết bị có nhiệt độ cao.
- Bột cao su: đây là loại vật liệu được khuyên dùng để kiểm soát sự ngưng tụ vì công nghệ tế bào kín có khả năng chống ẩm cao.
- Tấm mút xốp PE OPP: được cấu tạo bởi PE thổi bọt khí bề mặt dán màng OPP đã qua xử lý, có khả năng chống oxy hóa dùng rộng rãi trong các nhà kho, phòng lạnh, văn phòng khu công nghiệp,...
So với vật liệu cách nhiệt nóng như bông thủy tinh dạng cuộn thì thi công vật liệu cách nhiệt lạnh khó hơn một chút. Tuy nhiên, khi được lắp đặt một cách chính xác, những vật liệu này làm rất tốt việc ngăn chặn ngưng tụ hơi nước và thất thoát năng lượng
3. So sánh vật liệu cách nhiệt nóng và vật liệu cách nhiệt lạnh
3.1. Sự giống nhau giữa vật liệu cách nhiệt nóng và vật liệu cách nhiệt lạnh
Vật liệu cách nhiệt nóng và cách nhiệt lạnh đều dùng để cách nhiệt, có công dụng ngăn cản sự thất thoát nhiệt ra bên ngoài và ổn định nhiệt độ bên trong. Cả hai dạng vật liệu cách nhiệt đều nhằm mục đích duy trì và tiết kiệm năng lượng, cũng như tiết kiệm tiền.
3.2. Sự khác nhau giữa vật liệu cách nhiệt nóng và vật liệu cách nhiệt lạnh
Vật liệu cách nhiệt nóng | Vật liệu cách nhiệt lạnh |
Không yêu cầu chống ngưng tụ hơi nước | Đảm bảo yêu cầu chống ngưng tụ hơi nước |
Không yêu cầu quá cao về độ linh hoạt | Yêu cầu về khả năng uốn cong và linh hoạt để ngăn chặn sự ngưng tụ xảy ra |
Nhiệt độ cao làm nước bay hơi nên không cần cấu trúc tế bào kín | Yêu cầu trúc tế bào kín để ngăn chặn sự xâm nhập của nước |
4. Nên sử dụng loại vật liệu cách nhiệt nào cho phù hợp?
Mỗi loại vật liệu cách nhiệt sẽ có công dụng riêng, có ưu và nhược điểm khác nhau vì vậy cần xác định rõ nhu cầu của bạn trước khi mua để có thể được sử dụng vật liệu cách nhiệt hiệu quả:
4.1. Trường hợp nên sử dụng vật liệu cách nhiệt nóng
Các loại vật liệu cách nhiệt chống nóng như: bông thủy tinh, bông khoáng, túi khí cách nhiệt, sơn cách nhiệt,....thường được sử dụng cho hệ thống thông gió, chống nóng cho nhà ở, chuồng trại, chăn nuôi, đường ống dẫn nhiệt, trong các công trình xây dựng,...
Một điều quan trọng trong lựa chọn vật liệu cách nhiệt nóng là xác định được nhiệt độ tối đa mà vật liệu cách nhiệt sẽ bao phủ. Ví dụ như các bộ phận cần cách nhiệt với mức nhiệt độ nhỏ hơn 177 độ C có thể dụng bông thủy tinh cách nhiệt, nhiệt độ lớn hơn 538 độ C thì có thể cách nhiệt bằng silica hay gốm.
4.2. Trường hợp nên sử dụng Vật liệu cách nhiệt lạnh
Các vật liệu cách nhiệt lạnh như: Bột cao su, Foam Polyurethane, tấm mút xốp PE OPP, …. được dùng trong bảo ôn cách nhiệt cho các hệ thống điều hòa, phòng lạnh và lót ẩm cho các ván sàn gỗ khách sạn, toà nhà, chống ẩm cho nhà sản xuất, nhà kho, văn phòng khu công nghiệp chế xuất,..
Cũng giống như vật liệu cách nhiệt nóng, khi lựa chọn vật liệu cách nhiệt lạnh phải xác định được sự tùy biến của hệ thống đường ống cụ thể.
Bài viết trên là những thông tin chi tiết về vật liệu cách nhiệt,những điểm khác biệt của vật liệu cách nhiệt nóng và cách nhiệt lạnh. Hy vọng qua bài biết này của 123xaydung.com, bạn có thể lựa chọn được loại vật liệu cách nhiệt phù hợp với nhu cầu của mình nhé!