Chúng ta thường không nhận ra được thế giới quanh ta ồn ào đến nhường nào cho đến khi có nhu cầu bắt đầu xây dựng các loại công trình cần đòi hỏi khả năng xử lý âm học cao, chẳng hạn như phòng thu âm (Recording Studio). Và loại vật liệu thường được sử dụng cho những công trình này chính là Mút xốp cách âm phòng thu.
Những loại tiếng động, âm thanh rất đỗi bình thường trước kia từ môi trường bên ngoài mà bạn không hề để ý tới bỗng trở nên rõ mồn một khi thu âm trên chiếc Microphone chất lượng mà bạn đã tậu về để thực hiện giấc mơ nghệ thuật của chính mình, gây nên nhiễu âm vô cùng khó chịu.
Chắc chắn việc đầu tiên mà bạn nên làm ngay trước khi thi công phòng thu chính là tự hỏi chính mình “Làm sao để xử lý cách âm, tiêu âm cho phòng thu của mình một cách hiệu quả để có được chất lượng âm thanh tốt nhất?”. Nếu bạn là một người mới bắt đầu và nhen nhóm ý định mở phòng thu của riêng mình, và đang có câu hỏi này trong đầu?
Hay căn studio bạn sở hữu đang gặp phải một số vấn đề liên quan đến việc xử lý âm thanh? Hoặc làm thế nào để sử dụng Mút xốp cách âm phòng thu đúng cách? Bài viết về 5 bước để sử dụng Mút xốp cách âm phòng thu chuyên nghiệp nhất của 123xaydung.com hôm nay chính là dành cho bạn!
1. Tổng quan về khái niệm Cách âm - Tiêu âm
Rất nhiều người trong chúng ta nhầm lẫn giữa việc cách âm với một khía cạnh khác trong việc thu âm trong phòng studio bởi vì nó là một thuật ngữ khá rối nghĩa, mặc dù chúng ta được tiếp cận với nó trong cuộc sống hằng ngày rất nhiều, đó chính là tiêu âm.
Cả 2 việc trên đều mang ý nghĩa rộng là xử lý nhiễu âm, giúp thanh lọc chất âm tốt nhất cho không gian studio. Và loại vật liệu xây dựng đang được mọi người ưa thích và lựa chọn để sử dụng thi công nhất chính là mút xốp cách âm phòng thu.
Hãy cùng 123xaydung.com Pro tìm hiểu những điểm khác nhau rất cơ bản giữa 2 định nghĩa này:
- Cách âm: là việc hạn chế hoặc chặn tất cả các nguồn âm bên ngoài (external) đi vào không gian bên trong phòng thu, hoặc âm thanh bên trong bị lọt ra ngoài.
- Tiêu âm: Xử lý các chất âm, giúp kiểm soát những yếu tố gây ra sự nhiễu loạn và vang vọng của các loại âm thanh bên trong phòng thu (internal).
Đối với một số tác vụ thông thường, người ta hay chú ý đến việc cách âm hơn. Tuy nhiên, nếu bạn thật sự cần một trải nghiệm thu âm chuyên nghiệp và tốt nhất thì chắc chắn phải quan tâm đến cả hai mặt được trình bày ở trên.
Nếu bạn đang cho rằng chất lượng âm thanh thu được cuối cùng có chuẩn hay không chỉ bởi chất lượng của chiếc Micro, những thao tác cài đặt chuẩn xác, một vài chỉnh sửa edit hậu kỳ... thì chắc chắn bạn nên suy nghĩ lại về các vấn đề tạp âm mà bạn thường xuyên gặp phải. Việc xử lý để thi công phòng thu sao cho hiệu quả thì cả tiêu âm và cách âm đều có ảnh hưởng cực kỳ lớn đối với chất lượng bản thu âm của bạn.
2. Cơ bản về âm thanh trong phòng thu
- Qua môn Vật lý đã được học, ta biết rằng âm thanh truyền đi dưới dạng sóng, từ rung động của vật phát sẽ tác động tạo ra dao động đối với môi trường xung quanh và cứ thế truyền đi.
- Có 2 loại âm chính trong phòng thu là âm trực tiếp và âm phản xạ. Âm trực tiếp là âm phát ra từ giọng của bạn và đi thẳng tới Micro trong khi âm phản xạ sẽ dội từ các bề mặt tường hay trần phòng, hay thậm chí là bề mặt các vật có sẵn trong môi trường trước khi tới được Micro.
- Với mỗi lần phản xạ hay dội, âm thanh sẽ bị biến dạng hay thay đổi một phần nào đó so với âm thanh ban đầu.
Việc cách âm cho một phòng thu có thể giúp cản được tiếng ồn từ môi trường bên ngoài truyền tới Micro, và tránh cho âm thanh bên trong bị truyền ngược ra ngoài, gây ô nhiễm tiếng ồn.
Trong khi đó thì tiêu âm (xử lý chất âm) có thể cải thiện chất âm và xử lý các âm thanh bị dội ngược bằng cách hấp thụ những âm vang không mong muốn (echo hoặc reverb), giúp mang lại chất lượng âm thanh tốt nhất cho phòng thu của bạn.
3. Phân loại các phản ứng của âm thanh trong phòng thu
Để hiểu được nguyên lý về cách vận hành của âm thanh trong phòng thu, 123xaydung.com Pro xin được đưa ra 3 trạng thái thường gặp để các bạn có thể phân loại chúng một cách dễ dàng hơn:
- Âm phản xạ (dội - reflection): được gây ra bởi những góc trong phòng thu, những chỗ tiếp nối giữa các mặt tường hay bởi những bề mặt phẳng của cửa sổ, ngói. Chúng ta cần phải giảm thiểu hiệu ứng phản xạ của âm thanh để giảm tiếng vang (reverb) trong việc thu âm.
- Âm được hấp thụ (absorption): là âm được hấp thụ bởi quần áo, rèm, thảm trải hay bất cứ vật dụng trong phòng làm bằng vải hay các vật liệu hấp thụ âm thanh, vật liệu tiêu âm, đặc biệt là Mút xốp cách âm phòng thu.
- Âm tán xạ (Diffusion): là khi âm thanh gặp vật cản sẽ bị phân tán ra mọi hướng khác nhau tạo thành. Loại âm này không giống như âm phản xạ, thay vì gây hại cho chất lượng âm thanh, thì cuối cùng chính loại âm này hỗ trợ giúp cho chất âm thu được trở nên trong và dày hơn. Những đồ vật ngay trong phòng thu chính là tác nhân tạo ra âm tán xạ, nên ta không cần phải bận tâm đến loại âm thanh này.
4. Hướng dẫn chi tiết 5 bước để sử dụng Mút xốp cách âm phòng thu chuyên nghiệp nhất
4.1. Bước 1: Cách âm tường và trần phòng thu
Để cách âm từ bên ngoài vào thì cách dễ dàng nhất để thực hiện là tăng độ dày của phần tường hoặc trần (những phần tiếp xúc trực tiếp với môi trường âm thanh bên ngoài) để ngăn âm thanh lọt vô phòng thu hay những dao động không cần thiết. 123xaydung.com Pro xin đề nghị một số cách sau:
- Thêm một lớp cách âm bên ngoài (hoặc trong) vách tường làm bằng các chất liệu như tấm len gỗ hay tấm bông khoáng...
- Những chỗ trống còn lại khi dùng len gỗ hay bông khoáng sẽ dùng lưới bông thủy tinh để tăng khả năng cách âm cũng như chống ẩm cho toàn bộ hệ thống. Nếu kỹ hơn, bạn có thể dùng tiếp keo cách âm (Green Glue) chuẩn cho phòng thu.
- Nếu trên tường xuất hiện các vết nứt, bạn có thể sử dụng các hợp chất keo phun tường để bịt kín lại.
- Những phương pháp trên có thể được áp dụng tương tự đối với trần phòng thu.
4.2. Bước 2: Dùng mút xốp cách âm phòng thu để xử lý chất âm cho tường và trần
Bước này sẽ giúp bạn giữ được âm thanh khỏi việc dội (phản xạ) quanh phòng thu và gây nhiễu.
- Đầu tiên, 123xaydung.com Pro đặc biệt không khuyến khích khách hàng của mình phủ toàn bộ không gian bằng mút xốp cách âm phòng thu, đơn giản bởi vì việc này sẽ tốn một chi phí khá lớn, và bạn cũng sẽ không cảm nhận được sự cải thiện rõ rệt trong âm thanh thu được khi lắp đặt tới một diện tích cách âm nhất định.
- Thay vì vậy, bạn hãy xem xét ngân sách của chính mình và mua thêm những gì thật sự cần thiết. Có thể phối hợp thêm một số vật liệu tiêu âm tán âm khác cùng với mút xốp cách âm phòng thu để tăng thêm hiệu quả xử lý âm thanh.
- Thiết lập bẫy âm (bass trap) cho các góc trong phòng thu (bao gồm góc giữa tường - trần - tường và góc giữa tường - tường).
- Ốp tường trong bằng các loại mút xốp định hình có khả năng cách âm, tiêu âm và tán âm cho phòng thu hiệu quả như mút xốp trứng gà, mút phẳng, gỗ tiêu âm...
- Nếu bạn vẫn chưa có đủ kinh phí cho những loại vật liệu trên, hay đơn giản là không thích thay đổi thẩm mỹ của căn phòng hiện tại của mình, bạn có thể dùng mền hoặc thảm để che các bề mặt phẳng hoặc bằng thủy tinh trong căn phòng lại, rồi dùng rèm bắt ngang qua tường. Mặc dù những cách này chỉ là “chống cháy” tạm thời nhưng chắc chắn chất lượng âm thanh thu lại được sẽ được cải thiện một phần nào đó.
4.3. Bước 3: Cách âm cho sàn
- Lưu ý rằng bạn không cần thiết phải cách âm cho sàn nhà nếu bên dưới không có nguồn âm gây ồn.
- Trong trường hợp có tiếng ồn từ bên dưới, sử dụng những cách tương tự như đã nói trên đối với trần và tường phòng.
- Bạn có thể sử dụng thảm cách âm, nó phục vụ cả 2 chức năng là ngăn âm thâm từ bên ngoài lọt vào phòng thu cũng như hấp thụ âm trong phòng phát ra.
- Bạn vẫn có thể thêm các miếng lót bông thủy tinh bên dưới vừa để tăng cường khả năng cách âm, vừa chống ẩm tốt cho sàn nhà của phòng
4.4. Bước 4: Cách âm cửa chính
- Nếu cửa chính của phòng thu làm bằng gỗ dày thì quá tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu cửa bị rỗng bên trong hoặc làm bằng chất liệu thủy tinh thì điều này sẽ gây bất lợi rất lớn cho quá trình thu âm của bạn.
- Bạn nên dùng các đồ dùng có sẵn như mền, rèm, thảm để che tủ cửa lại hoặc có thể dùng các lớp mút cách âm vào cửa.
- Ngoài ra, nếu bạn là một người kỹ tính, bạn có thể phát hiện ra cửa phòng thu của mình với mặt sàn có thể có lỗ hổng. Bạn có thể sử dụng các loại dây mút dày cách âm dành riêng cho cửa chính.
4.5. Bước 5: Cách âm cho cửa sổ
- Về cơ bản, cửa sổ cũng là một yếu tố có ảnh hưởng tới chất âm vì cửa sổ thường được làm bằng chất liệu thủy tinh và chất liệu này thì, chắc chắn các bạn cũng đã nhận ra, phản xạ âm thanh và gây ra nhiễu âm ảnh hưởng tới chất lượng thu âm
- Chính vì vậy, ngay từ đầu, nếu bạn có thể chọn loại cửa sổ dành cho phòng thu của mình, hãy chọn những loại có 2 lớp, vì loại này có khoảng trống ở giữa hai lớp thủy tinh vừa cách âm vừa giúp giảm thiểu âm phản xạ hơn.
- Sử dụng rèm cửa cho cửa sổ và kiểm tra xem có lỗ hổng hay vết nứt nào không.
- Và cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là không trang bị cửa sổ cho phòng thu luôn nếu bạn cảm thấy điều này là không cần thiết đối với bạn
5. Mua vật liệu - Mút xốp cách âm phòng thu ở đâu cho đảm bảo chất lượng
Nếu bạn còn đang phân vân chưa biết phải mua các vật liệu - mút xốp cách nhiệt ở đâu cho đảm bảo về chất lượng cũng như giá rẻ, bạn có thể xem qua các sản phẩm của 123xaydung.com. Công ty 123xaydung.com Pro chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm cách nhiệt, cách âm và tiêu âm, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn về mua hàng và vận chuyển nhanh nhất.