Thi công Vách - Trần bằng Tấm PVC và Tấm Nhựa tiêu âm, tán âm giá rẻ

Đánh giá bài viết

Trong thời gian gần đây, việc thi công Vách - Trần bằng Tấm PVC và Tấm Nhựa tiêu âm, tán âm giá rẻ đang ngày càng được thị trường ưa chuộng hơn. Vì 123xaydung.com nhận được rất nhiều câu hỏi từ các khách hàng về việc thi công tiêu âm, tán âm cho Vách - Trần với tấm nhựa pvc.

Để thuận tiện trong việc giải đáp thắc mắc cho quý khách hàng, 123xaydung.com sẽ hướng dẫn chi tiết cách thức Thi công Vách - Trần bằng Tấm PVC và Tấm Nhựa. Cùng theo dõi bài viết bên dưới nhé!

Thi công Vách - Trần bằng Tấm PVC và Tấm Nhựa tiêu âm
Thi công vách - trần bằng tấm PVC và tấm nhựa tiêu âm

1. Thi công Vách bằng Tấm PVC và Tấm Nhựa tiêu âm, tán âm giá rẻ

Việc thi công Vách bằng Tấm PVC và Tấm Nhựa vừa giúp tiêu âm, tán âm lại vừa giúp trang trí cho nhiều loại hình công trình khác nhau. Đây là khu vực lý tưởng để trang trí giúp tôn thêm vẻ đẹp cho không gian nội thất. Hãy tham khảo cách thi công ốp vách tường bằng Tấm PVC và Tấm Nhựa ngay tại nhà (nếu muốn tự làm) với 123xaydung.com nhé!

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Trước tiên, chúng ta cần phải chuẩn bị những món dụng cụ cơ bản gồm:

  • Dao rọc giấy.
  • Thước đo.
  • Máy cưa cầm tay.
  • Keo chuyên dụng dán tường.
  • Mẫu Tấm PVC / Tấm Nhựa tiêu âm, tán âm bạn muốn lựa chọn.

Bước 2: Đo đạc chi tiết kích thước mảng tường sẽ thi công ốp vách

Đây là bước cơ bản mà tất cả những người thợ đều phải thực hiện trước khi thi công. Bước này cần phải tiến hành với độ chính xác cao nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ tốt nhất cho việc ốp tường bằng Tấm PVC / Tấm Nhựa tiêu âm, tán âm.

Xem Thêm:  Mút xốp xps tiện lợi, chất lượng

Bước 3: Cắt và chà nhám cạnh của Tấm PVC / Tấm nhựa

Tiếp theo, bạn sử dụng dao rọc giấy để phân chia tấm ốp theo từng ô hình chữ nhật có kích thước khoảng 400x500mm, 400x600mm hoặc các kích thước tùy ý theo đường nét không gian của bức tường cần ốp.

Sau khi đã cắt xong thì các bạn tiếp tục lấy giấy nhám để chà mịn hết 4 cạnh của các tấm PVC / tấm nhựa để giúp gia tăng khả năng bám dính cho nó trước khi tiến hành bôi keo và gắn chỉ viền trang trí.

Bước 4: Bôi keo lên tấm PVC / Tấm nhựa

Ở bước này, bạn sẽ sử dụng keo dán tường chuyên dụng để bôi đều hết các cạnh của tấm PVC / tấm nhựa (như hình minh họa).

Bước 5: Ốp tấm PVC / tấm nhựa vào tường

Sau khi hoàn tất quá trình bôi keo thì chúng ta tiến hành dán tấm pvc / tấm nhựa vào tường sao cho thật khớp với kích thước đã đo trước đó. Ngoài ra, bạn nên sử dụng thêm keo dính 2 mặt để giúp cố định tấm PVC / tấm nhựa vào tường và tránh trường hợp nó bị bung ra trước khi keo khô.

Bước 6 : Dán nẹp viền chỉ

Khi đã hoàn thiện bước 4 và ốp thành công tấm pvc / tấm nhựa lên tường rồi thì chúng ta tiếp tục bôi keo và dán tiếp nẹp viền chỉ để trang trí là xong. Rất đơn giản phải không nào!

Bước 7: Kiểm tra việc thi công vách bằng tấm PVC / tấm nhựa tiêu âm, tán âm lần cuối

Sau khi hoàn tất khâu thi công vách với các tấm pvc / tấm nhựa thì việc cuối cùng bạn cần làm chính là kiểm tra xem tất cả các mối nối đã liền mạch lại với nhau hết chưa. Nếu lỡ như có hiện tượng bong tróc xảy ra thì cần phải khắc phục sớm trước khi keo khô hoàn toàn để đảm bảo tính thẩm mỹ tốt nhất cho công trình của bạn.

2. Thi công Trần bằng Tấm PVC và Tấm Nhựa tiêu âm, tán âm giá rẻ

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại tấm ốp trần với mẫu mã, kích thước và kiểu dáng vô cùng phong phú đa dạng khác nhau. Do đó, việc đầu tiên bạn cần trước khi thi công tiêu âm tán âm cho trần chính là lựa chọn mẫu tấm PVC / tấm nhựa tiêu âm tán âm cho trần mà mình yêu thích.

Xem Thêm:  Tôn mái Glasswool chống cháy, chịu nhiệt cực tốt

Tấm PVC và Tấm Nhựa tiêu âm, tán âm giá rẻ chất lượng chắc chắn là sự lựa chọn không thể phù hợp hơn cho mọi loại công trình của các bạn. Sản phẩm vừa giúp đáp ứng hiệu năng tiêu âm, cách âm hiệu quả lại vừa sở hữu tính thẩm mỹ cực cao. Giờ thì cùng tham khảo cách thi công trần bằng Tấm PVC và Tấm Nhựa ngay tại nhà (nếu muốn tự làm) với 123xaydung.com nhé!

Bước 1: Xác định độ cao trần

Trước khi tiến hành lắp ráp thi công cách âm với Tấm PVC / Tấm Nhựa thì các bạn cần phải xác định được chính xác độ cao của trần nhà để canh chỉnh sao cho thật phù hợp với không gian công trình.

Nếu thi công cho nhà ở hoặc các loại công trình có kích thước không gian nhỏ, để thuận tiện cho việc đo đạc thì các bạn có thể sử dụng tia laser để xác định độ cao trần, mặt bằng của trần trên cột hoặc vách. Thường thì nên đánh dấu vị trí thi công trần ở mức cao hơn so với mặt dưới của phào trần.

Bước 2: Lắp khung viền tường

Sau khi đã định vị chính xác được vị trí thi công bằng các đường kẻ trên tường thì các bạn sẽ tiến hành lắp khung viền tường. Dựa theo đường kẻ, bạn hãy sử dụng búa và đinh để đóng mốc cố định.

Chú ý căn chỉnh khoảng cách giữa các lỗ đinh hoặc lỗ khoan không quá 20cm để đảm bảo được độ chắc chắn tốt nhất cho khung viền tường. Bởi vì đây là cấu trúc rất quan trọng nên bạn cần phải thực hiện mọi thứ một cách tỉ mỉ nếu như không muốn bức tường của công trình bị lệnh hoặc hư hỏng.

Bước 3: Phân chia ô trần

Tùy thuộc vào kích thước lớn nhỏ của không gian công trình mà các bạn có thể phân chia ô trần theo 2 tỷ lệ cơ bản như sau:

  • 600x600mm ( hoặc 610x610mm).
  • 600x1200mm ( hoặc 610x1220mm).

Tiếp theo, các bạn hãy đánh dấu lại các điểm trên tấm trần để bắt đầu xác định điểm treo ty.

Xem Thêm:  Ưu điểm của Gỗ Tiêu Âm phủ melamin là gì?

Bước 4: Xác định điểm treo ty

Khi tiến hành khâu xác định điểm treo ty để thi công cho Trần bằng Tấm PVC và Tấm Nhựa tiêu âm, tán âm thì các bạn cần phải chú ý 2 chi tiết sau:

  • Khoảng cách giữa các điểm treo ty trên thanh chính ≤ 1200mm.
  • Khoảng cách từ vách tới móc của thanh chính ≤ 610mm.

Khoảng cách giữa móc treo và điểm treo ty cần phải đảm bảo chính xác cao để tấm trần đạt được độ thẩm mỹ tốt nhất! 

Bước 5: Lắp đặt thanh chính và thanh phụ

Khi tiến hành bước này, các bạn cần phải lưu ý 2 việc:

  • Lắp thanh chính VT-TopLINE 3600 hoặc VT-TopLINE 3660.
  • Lắp thanh phụ VT-TopLINE 1200 (hoặc VT-TopLINE 1220) và thanh phụ VT-TopLINE 600 (hoặc VT-TopLINE 610).

Bước 6: Lắp đặt tấm trần bằng Tấm PVC và Tấm Nhựa tiêu âm, tán âm

Sau khi đã hoàn tất khâu lắp đặt hệ khung xương cho tấm trần thì công việc còn lại rất đơn giản, bạn chỉ việc thả những mẫu trần nhựa (với kích thước tiêu chuẩn) lên những hệ khung xương đã được cố định trên trần nhà là sẽ có ngay một không gian công trình sở hữu trần thả bằng tấm PVC / tấm nhựa cực đẹp rồi đấy!

Ngoài ra, để xử lý liên kết giữa các mối nối thì các bạn có thể sử dụng bột trét hoặc keo P-638 nhằm đảm bảo bề mặt tấm trần được phẳng lì và không có gợn sóng.

Trong bài viết bên trên, 123xaydung.com đã hướng dẫn các bước cơ bản để Thi công Vách - Trần bằng Tấm PVC và Tấm Nhựa tiêu âm, tán âm giá rẻ. Các bạn có thể tham khảo và thử áp dụng để tự thi công cho công trình của chính mình nhé! Chúc các bạn thành công!

3. Báo giá tấm nhựa, tấm PVC tiêu âm, tán âm

Công ty 123xaydung.com là đơn vị uy tín lâu năm chuyên cung cấp các loại tấm nhựa, tấm PVC tiêu âm, tán âm chất lượng bền bỉ cùng với mức giá thành vô cùng hợp lý, đảm bảo luôn mang đến sự hài lòng tuyệt đối cho quý khách hàng!

Nếu còn có bất cứ thắc mắc nào về các loại vật liệu tiêu âm, tán âm thì hãy liên hệ ngay với 123xaydung.com qua số Hotline để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất, bạn nhé!

Đánh giá bài viết
Danh mục:  - Website: 123xaydung.com
Bài viết liên quan:
crosstext-align-right