Foam PU 2 thành phần là gì? ứng dụng và ưu điểm

Đánh giá bài viết

Foam PU 2 thành phần hay còn gọi là Foam Polyurethane, là một loại nhựa dạng bọt xốp được tạo thành từ 2 loại nguyên liệu hóa chất chính dạng lỏng, đó chính là Polyols và Isocyanate.

Foam PU 2 thành phần còn có tên gọi đầy đủ là Foam Polyurethane. Đây là dòng sản phẩm dạng chai chứa một loại bọt xốp bằng nhựa được cấu tạo từ hai loại thành phần chính dạng chất lòng, đó là Polyols và Isocyanate. Hiện tại, Foam PU 2 thành phần là dòng sản phẩm rất được ưa chuộng và ứng dụng phổ biến tại những quốc gia phát triển như: Anh, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc,... Hãy cùng 123xaydung.com tìm hiểu thông tin chi tiết cũng như đặc tính sử dụng mà dòng sản phẩm này mang lại cho ngành xây dựng Việt Nam trong bài viết ngay sau đây nhé!

Foam PU 2 thành phần
Foam PU 2 thành phần

Foam PU 2 thành phần là gì?

Foam PU 2 thành phần hay còn gọi là Foam Polyurethane, là một loại nhựa dạng bọt xốp được tạo thành từ 2 loại nguyên liệu hóa chất chính dạng lỏng, đó chính là Polyols và Isocyanate.

Foam PU 2 thành phần là gì?
Foam PU 2 thành phần là gì?

Quá trình sản xuất Foam PU 2 thành phần

Foam PU đang là dòng sản phẩm vật liệu thi công được đánh giá rất cao tại các quốc gia phát triển vì sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với những dòng Foam truyền thống. Hiện tại ở Việt Nam thì sản phẩm này cũng đang dần được người tiêu dùng ưa chuộng và sử dụng phổ biến ngày càng nhiều hơn.

Thành phẩm Foam PU 2 thành phần sẽ được các nhà sản xuất sử dụng loại máy cao áp chuyên dụng để trộn đều hai thành phần này lại với nhau.

Sau khi hòa trộn 2 thành phần lại với nhau sẽ xảy ra phản ứng hóa học để tạo thành thành phẩm bọt xốp Foam PU 2 thành phần hoàn thiện.

Xem Thêm:  Tấm Xốp PU chính hãng cách âm cách nhiệt

Tùy theo chất lượng của loại hóa chất Polyols được sử dụng mà tốc độ diễn ra phản ứng sẽ nhanh chậm khác nhau. Thông thường sẽ kéo dài khoảng 5 - 6 giây nếu quá trình phản ứng diễn ra nhanh, và phản ứng chậm thường từ 30 - 40 giây hoặc lâu hơn.

Quy trình sản xuất Foam PU 2 thành phần là một quy trình hoàn toàn khép kín. Được bắt đầu từ lúc phối trộn hai thành phần chất lỏng hòa quyện đều vào nhau, trải qua giai đoạn chu trình phản ứng hóa học để tạo ra sản phẩm bọt xốp Foam PU có khả năng đóng rắn ngay trên bề mặt của vật liệu cần thi công.

Hướng dẫn cách sử dụng Foam PU 2 thành phần đúng quy cách

Thông thường, khi tiến hành phun Foam PU thì người ta sẽ sử dụng loại máy chuyên dụng có còi súng phun đặc biệt. Thành phẩm sau khi phun từ đầu ra của súng là dạng bọt cứng, có khả năng dính lên bề mặt cần bám vào và sẽ nhanh chóng gia tăng thể tích chỉ sau vài giây (thời gian nhanh ngắn tùy thuộc vào quá trình phản ứng).

Sau khoảng 20 phút, khi bọt keo đã khô đi thì bạn có thể chạm tay vào keo hoặc tác động lực thoải mái lên bề mặt.Độ dày mỏng của lớp Foam PU khi thi công tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của công trình.

Ưu điểm của Foam PU 2 thành phần

Foam PU được đánh giá tuy chỉ là một dòng sản phẩm vật liệu xây dựng mới nhưng lại cực kỳ đa năng và có thể đáp ứng tốt cho việc thi công tất cả các loại hình công trình hiện đại ngày nay. Một số những ưu điểm vượt trội của Foam PU 2 thành phần có thể kể đến như:

Ưu điểm của Foam PU 2 thành phần
Ưu điểm của Foam PU 2 thành phần
  • Cách nhiệt chống nóng: Sở hữu hệ số dẫn nhiệt thấp nên Foam PU có khả năng cách nhiệt hiệu quả. Đặc biệt khi thi công công trình, việc phun PU Foam lên các khe hở hay vết nứt trên vách tường / vách ngăn sẽ giúp tạo nên sự liền mạch cho không gian. Môi trường không bị hở hay chắp vá giúp tiết kiệm tới hơn 60% chi phí điện năng hao phí dùng cho các thiết bị điều hòa.
  • Cách ẩm chống thấm: Chất liệu Foam PU vốn có kết cấu dạng ô kín nên giúp đáp ứng yêu cầu không tan trong nước và không bị thẩm thấu bởi các loại chất lỏng, đặc biệt là có khả năng kháng được hầu hết các loại hóa chất độc hại (ngoại trừ axit). Tỷ suất hút nước < 0.1% nên sản phẩm có thể giúp công trình của bạn cách ly gần như hoàn toàn với các loại hơi nước và chống thấm cực kỳ tốt.
  • Độ che phủ tốt: Tỷ suất che lấp và bịt kín bề mặt lên đến 100%.
  • Chống bắt lửa và chống cháy: Foam PU vốn là loại vật liệu không bắt lửa và không dẫn cháy nên giúp ngăn chặn hỏa hoạn là cực kỳ phù hợp.
    Khi tiếp xúc với ngưỡng nhiệt độ từ 800 - 1200 độ C thì một số thành phần trong sản phẩm sẽ sản sinh ra lượng CO2 có tác dụng ngăn chặn và dập tắt ngọn lửa vừa bùng lên trong khoảng thời gian tầm 0.7 giây.
    Ngoài ra, quá trình Carbon hóa bề mặt sẽ giúp cho Foam PU 2 thành phần sở hữu khả năng chống cháy với cấp độ V0 theo quy định số UL94VB (là cấp chống cháy cao nhất).
  • Gia tăng độ bền bỉ cho các loại vật liệu khác: Sau khi đã được phủ một lớp Foam PU thì những loại vật liệu đó sẽ gia tăng đến 300% độ bền so với lúc chưa phủ.
  • Thoải mái tùy biến trên mọi bề mặt khác nhau: Do sở hữu hóa tính được chuyển biến từ dạng lỏng sang đóng rắn nhanh nên Foam PU có thể dễ dàng được phun trực tiếp lên hầu hết các dạng bề mặt có kết cấu bất kỳ như: Thẳng đứng, trong vách ngăn, trần nhà, mái phẳng, mái nghiêng, mái cong, các khe hở, kẽ nứt,... mà không lo bị chảy ra.
  • Bám dính tốt: Sản phẩm có thể bám dính hoàn hảo lên mọi bề mặt chất liệu khác nhau như: Bê tông, kim loại, gỗ, kính,... (trừ màng chống dính hay nhựa PE, PP).
  • Trọng lượng siêu nhẹ: Thành phần bọt xốp PU Foam vốn có trọng lượng nhẹ nên giúp giảm đến 49% tải trọng phần kết cấu và 36% tải trọng toàn bộ khối lượng công trình xây dựng.
  • Tuổi thọ sử dụng cao: Có thể ứng dụng Foam PU 2 thành phần trong các điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt (từ 50 - 150 độ C) cùng sự dẻo dai và tính đàn hồi cao nên sản phẩm cực kỳ bền bỉ.
    Ngoài ra, vì là một loại vật liệu hữu cơ không chứa bất kỳ giá trị dinh dưỡng nào nên không lo thu hút các loại côn trùng gây hại, các loài gặm nhấm (như mối, chuột,...) lẫn nấm mốc.
    Trong các phòng thí nghiệm của BASF, khi các nhà khoa học mô phỏng quá trình gia tốc thì đã đưa ra xác nhận rằng: Foam PU 2 thành phần gần như không có sự thay đổi hay suy giảm đáng kể nào dù đã trải qua tận 70 năm.
  • Thân thiện với môi trường: Vốn là loại vật liệu không mùi, không gây ra bất kỳ quá trình độc hại nào nên cực kỳ an toàn. Đồng thời cả việc sản xuất lẫn loại bỏ đều không tạo ra khí thải độc hại ra môi trường, giúp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Đánh giá bài viết
Danh mục: , - Website: 123xaydung.com
Bài viết liên quan:
crosstext-align-right