Cách âm cho tường nhà là một việc vô cùng quan trọng để nâng cao chất lượng cách âm cho chính ngôi nhà của bạn. Vì tường nhà thường chiếm diện tích bề mặt nhiều nhất nên cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc ngăn cản âm thanh của cả ngôi nhà.
Vì vậy, khi chúng ta áp dụng các hình thức cách âm cho tường hiệu quả sẽ mang lại hiệu suất tổng thể tốt hơn khi áp dụng các hình thức cách âm với các thành phần khác của ngôi nhà như cửa sổ, cửa ra vào hay ống thông gió... Thông thường, để tối ưu chi phí và hiệu quả cho việc thi công, người ta thường sử dụng xốp cách âm dán tường.
Thông thường, tại Việt Nam, những căn nhà dân dụng thường làm bằng gạch nung rỗng hoặc gạch bê tông rỗng để tiết kiệm chi phí thay vì dạng đặc. Tuy nhiên, dù là loại vật liệu có độ dày cao hay thấp, thì hệ số cách nhiệt (theo chuẩn STC) của các loại vật liệu này cũng ở mức tạm ổn chứ chưa thể xử lý hết các loại tiếng ồn do các phương tiện giao thông hay tạp âm trong thành phố đông đúc.
Trong giới hạn bài viết này, 123xaydung.com Pro xin được chia sẻ với các bạn những bước cơ bản nhất để bạn có thể tự cách âm cho tường nhà của mình một cách hiệu quả nhất. Đặc biệt là đối với hai loại tường nhà phổ biến nhất tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại, chính là tường gạch và tường bê tông
1. Nguyên lý của việc cách âm
- Chúng ta có 3 cách thức cơ bản để cách âm cho tường nhà của bạn, bao gồm: việc tăng độ dày của tường (đơn giản là để tường nặng hơn và mật độ vật chất dày hơn để sóng âm không thể truyền qua được), tách biệt các lớp cấu tạo của tường bằng vật liệu cách âm, hoặc làm giảm khả năng dao động của tường hoặc trần nhà.
- Và xốp cách âm dán tường ngoài việc xử lý âm học còn có cơ chế hoạt động giúp làm giảm khả năng dao động của tường hoặc trần nhà rất tốt.
- Khi âm thanh truyền tới tường hoặc trần nhà, sóng âm thay vì truyền qua như bình thường sẽ được các xốp cách âm dán tường cản và phản xạ lại.
- Khi mua các sản phẩm vật liệu cách âm, ta cần lưu ý điểm phản xạ lại âm thanh này. Vì cùng với việc ngăn cản việc tiếng ồn đi ra hay đi vào nhà bạn, thì một số sản phẩm sẽ có khả năng hấp thụ âm kém, gây nên việc âm thanh cường độ lớn bị dội lại (như khi hát karaoke hay tổ chức tiệc trong nhà...). Việc này sẽ gây phiền toái ở một mức độ nào đó, nên bạn cần cân nhắc để mua được loại vật liệu vừa có khả năng cách âm cũng như hấp thụ âm (tiêu âm tốt) như xốp cách âm dán tường.
Xem thêm: Cách phân biệt cách âm - tiêu âm - tán âm
- Khi tham khảo bài viết này, 123xaydung.com Pro nghĩ rằng bạn cũng đang có ý định lắp đặt hệ thống cách âm cho tường nhà của mình. Và thông thường, đa số trường hợp sẽ cần xử lý cách âm cho các vách tường đã được xây hoàn thiện rồi, chứ ít người có kế hoạch lắp đặt hệ thống cách âm cùng với việc thi công căn nhà.
- Với những loại công trình đã có tính toán cụ thể nhằm xử lý các tầng âm thanh khác nhau rồi mới tiến hành thi công lồng ghép các loại vật liệu có tác dụng cách âm ngay bên trong lớp tường sẽ cho ra hiệu suất cách âm tốt nhất. Dĩ nhiên những công trình hoàn thiện xong mới nghĩ đến việc thi công cách âm cho tường thì sẽ khó đạt được hiệu quả tốt bằng,
- Vì vậy, nếu căn nhà đã xây xong nhưng bạn vẫn cảm thấy bực bội, muốn thoát khỏi cảm giác mất ngủ vì việc hàng xóm quá ồn ào. Hay muốn đảm bảo không gian riêng tư của gia đình hơn. Hoặc không bị bối rối, lúng túng khi dùng toilet trong lúc nhà đang có khách... Thì việc sử dụng xốp cách âm dán tường chính là giải pháp tốt nhất dành cho bạn!
- Hãy cùng 123xaydung.com Pro tìm hiểu những dụng cụ và những việc cần chuẩn bị trước khi bạn có thể bắt tay vào và cải tạo hệ thống cách âm cho chính ngôi nhà thân yêu của mình nhé.
2. Các bước để thi công xốp cách âm dán tường
- Bước 1: Vệ sinh tường.
- Bước 2: Bóc lớp giấy bao ngoài của xốp cách âm dán tường.
- Bước 3: Sử dụng dao cắt gọt lại xốp cho khớp với không gian sử dụng.
- Bước 4: Dán theo chiều từ trên xuống dưới hoặc từ trong ra ngoài.
- Bước 5: Kiểm tra lại độ dính của xốp cách âm dán tường đã chắc chắn hay chưa.
- Bước 6: Chú ý những khu vực góc cạnh của xốp đã dính hay chưa.
- Bước 7: Làm kín các đường nối bằng keo silicon.
- Bước 8: Lau sạch bề mặt xốp cách âm dán tường sau khi đã thi công xong.
3. Một số loại vật liệu có tính năng tương tự xốp cách âm dán tường
- Các loại vật liệu như bông khoáng Rockwool hoặc tấm bông ép Polyester Fiber (2 loại vật liệu có chất lượng cách âm và cả tiêu âm cho tường nhà tốt nhất trên giá thành tại thời điểm hiện tại).
Xem thêm: Bông khoáng RockWool xuất xứ Thái Lan cách âm tường hiệu quả
Xem thêm: Bông ép Polyester Fiber cách âm cho tường tối ưu
Các bước chuẩn bị trước khi thi công cách âm cho tường với bông khoáng Rockwool hoặc tấm bông ép Polyester Fiber:
- Bước 1: Nếu bạn có thể khoan tường thì hãy chuẩn bị cho mình một cái khoan nhé, trường hợp còn lại bạn có thể sử dụng các loại dây dán, khóa dán Velcro để sử dụng vừa có thể dễ dàng tháo lớp cách âm ra vừa không hư hại tường nhà.
- Bước 2: Bạn có thể sử dụng thêm các tấm gỗ mỏng để đè lên trên các mặt bông khoáng hay bông ép và chằng lại bằng một lớp vải ở bên ngoài để tăng khả năng cách âm cũng như hấp thụ âm của sản phẩm lên.
- Bước 3: Những dụng cụ không thể thiếu trong thi công như máy bấm kim, thước và bút để đánh dấu các vị trí muốn lắp đặt.
- Bước 4: Bạn có thể tăng tính thẩm mỹ của bông khoáng bằng cách dùng các loại vải màu tùy thích (cái này bạn có thể chọn loại rẻ vì đơn giản chúng chỉ có chức năng trang trí).
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các các vật liệu cần thiết, ta tiến hành đi vào thực hiện các bước để cách âm cho tường nhà ở phần tiếp theo ngay sau đây.
3. Các bước cơ bản để thi công cách âm cho tường gạch hoặc bê tông
- Xác định nguồn gây ra tiếng ồn chủ yếu là từ đâu.
- Tiến hành tạo hình phù hợp cho các tấm cách nhiệt từ những loại vật liệu đã chuẩn bị.
3.1. Cách đơn giản để tự làm cáctấm cách nhiệt bằng các loại nguyên liệu có sẵn:
- Bạn có thể dùng một tấm vải để xác định kích thước cần thi công cho các tấm cách âm - tiêu âm sẽ sử dụng.
- Đặt các tấm bông khoáng hoặc bông ép lên trên bề mặt tấm vải để so kích thước.
- Nếu bạn muốn dùng tấm ván gỗ, hãy đặt nó lên trên lớp bông khoáng hoặc bông ép và tiến hành bọc lớp vải ngoài lên và dùng kim bấm cố định lớp vải trên
- Sau khi hoàn thành xong, tấm cách nhiệt của chúng ta sẽ có hình dạng như trên.
- Sau đó bạn tiếp tục dùng khóa dán Velcro hoặc dùng khoan khoan vào tường
- Tương tự với những sản phẩm tấm khác và bạn sẽ có được tường nhà cách nhiệt như hình
4. Những kỹ thuật để tự cách âm cho tường nhà được hiệu quả hơn
- Hãy chú ý tới việc nguồn gây ra tiếng ồn chủ yếu tới từ đâu. Ví dụ, khi cả hàng xóm và con bạn đều gây ra tiếng ồn, tốt nhất bạn cần phải chống ồn phía bên tường nhà của bạn, tức là phía tường trong, không phải tường ngoài nhà bạn.
- Nhựa tổng hợp Vinyl (MLV) hay các loại “tường khô” (làm bằng thạch cao) cũng có thể là những lựa chọn bổ sung để tăng tính cách âm cho tường của bạn.
- Những vết nứt, khe hở là nơi tiếng ồn có thể đi qua, vì vậy, bạn có thể sử dụng các loại keo hay xit foam để chèn vào những nơi đó.
- Bông khoáng hay bông ép được sử dụng trong bài viết vừa có khả năng cách âm và khả năng hấp thụ âm rất tốt. Vì vậy, bạn không cần phải sử dụng trên toàn bộ bề mặt tường, diện tích phủ chỉ nên ở mức từ 30-40% thì hiệu suất cách âm cũng như tiêu âm đã rất đáng kể.
5. Mua vật liệu xốp cách âm dán tường ở đâu tốt
123xaydung.com là Công Ty chuyên cung cấp Vật Liệu Cách Nhiệt, Chống Cháy, Vật Liệu Tiêu Âm và các Phương Án Cách Âm. Ngoài ra, chúng tôi còn hỗ trợ tư vấn và thi công tiêu âm và cách âm những khu vực như: trường quay, studio, rạp chiếu phim, nhà hát, hội trường, thi công cách nhiệt nhà xưởng, kho lạnh… Với hơn 10 năm kinh nghiệm, Công Ty 123xaydung.com luôn mang tới cho khách hàng những giải pháp hiệu quả, sản phẩm chất lượng cùng mức chi phí tốt nhất
Để biết thêm thông tin về các sản phẩm Tấm Tiêu Âm Bông Ép Polyester Fiber hoặc các vật liệu tiêu âm khác, quý khách vui lòng liên hệ với bộ phận kinh doanh của 123xaydung.com để được tư vấn và báo giá tốt nhất!
[block id="hotline-giu-sp"]