Keo bọt nở chống thấm, chống cháy tốt nhất 2022

5/5 - (1 bình chọn)
Keo bọt nở chống thấm, chống cháy

Bạn đã từng nghe về keo bot nở chống thấm, chống cháy trên thị trường. Bạn muốn tìm hiểu về keo bọt nở? Bạn đang thi công hay lắp đặt thiết bị trong xây dựng, bạn muốn tìm hiểu và mua loại keo bột nở dùng cho mục đích chống thấm, chống cháy?

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các dòng keo bọt nở chống cháy chống thấm trên thị trường qua bài viết bên dướinhé!

Keo bọt nở chống thấm, chống cháy tốt nhất
Keo bọt nở chống thấm, chống cháy tốt nhất

1. Keo bọt nở chống thấm, chống cháy

Keo bột nở hay Polyurethane Foam (PU) là một loại nhựa tổng hợp được tạo thành bởi một hay hai chất hóa học phản ứng khi tiếp xúc với độ ẩm không khí tạo thành foam.

Các chất hóa học phản ứng rất nhanh trong không khí, trương nở ra (thể tích tăng lên) tạo nên một lớp foam liền mạch không đứt gãy, bám dính trên bề mặt vật liệu, ngăn không cho không khí và độ ẩm thấm xuyên qua. Nhờ đó mà keo bọt nở có tác dụng bảo vệ bề mặt vật liệu không bị oxy hóa, cách âm, cách nhiệt, chống thấm, trám trét kẽ hở, khe nứt…

Keo bọt nở chống thấm, chống cháy

2. Phân loại keo bọt nở

Tiện dụng, dễ sử dụng nên hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty sản xuất các loại keo bọt nở với nhiều quy cách và mục đích sử dụng riêng:

2.1 Phân loại theo thành phần hóa học

- Foam PU 2 thành phần: là nhựa tổng hợp từ 2 thành phần chính là polyol và isocyanate. Sau khi khuấy trộn đều theo tỷ lệ nhất định, phản ứng hóa học giữa 2 chất trên sẽ xảy ra và tạo nên lớp foam PU hóa rắn ngay trên bề mặt vật liệu, không mối nối, hiệu quả cao trong việc chống thấm, chống nóng, cách nhiệt.

Xem Thêm:  Mút xốp cách âm, Mút xốp tiêu âm và những gì cần biết?

 - Foam PU 1 thành phần: là loại keo bọt nở Polyurethane 1 thành phần tự trương nở khi tiếp xúc với độ ẩm không khí và khô cứng trong điều kiện bình thường. Foam PU 1 thành phần thường được đóng gói dạng chai nén  750ml hay còn gọi foam PU dạng chai xịt.

2.2 Phân loại theo mục đích sử dụng

- Keo bọt nở cách âm, cách nhiệt: là loại keo bọt trương nở Polyurethane (PU) dạng chai xịt khô cứng trong điều kiện bình thường.

-  Keo bọt nở chống thấm: Là loại keo có thành phần chống thấm gốc polyurethane. Là loại Foam PU dạng chai xịt khô cứng trong điều kiện bình thường và có khả năng bám dính tuyệt vời với hầu hết các vật liệu xây dựng.

-  Keo bọt nở chống cháy: thành phần hóa học đặc biệt, có khả năng ngăn cháy lên đến 240 phút, đáp ứng được các tiêu chuẩn cao nhất về vật liệu chống cháy cấp B1 theo tiêu chuẩn DIN 4102 và cấp B theo tiêu chuẩn EN 13501.

Thông thường, keo bọt nở chống thấm, chống cháy đều có khả năng cách nhiệt cách âm tốt nên được ưa chuộng hơn keo bọt nở cách nhiệt, cách âm thông thường. Tùy theo khu vực và mong muốn sử dụng mà người ta chuộng keo bọt nở chống thấm hay keo bọt nở chống cháy hơn.

3. Keo bọt nở chống cháy

3.1 Giới thiệu về keo bọt nở chống cháy

Keo bọt nở chống cháy là sản phẩm bọt nở gốc PU với thành phần hóa học riêng, có khả năng ngăn cháy lên đến 240 phút trong các điều kiện sử dụng thông thường và không chứa các chất gây hại đến tầng ozone.

  • Keo bọt nở chống cháy có thể làm việc ở môi trường bình thường nhiệt độ từ +50C.
  •  Nhiệt độ thích hợp nhất cho việc sử dụng keo bọt nở chống cháy là từ 20*C đến 25*C
  •  Khả năng làm việc của keo bọt nở đã đóng rắn : – 40*C đến +100*C
  • Thời gian nở khoảng 60 phút và thời gian khô mặt khoảng 20 phút hoặc lâu hơn tùy nhiệt độ môi trường.

3.2 Về ưu điểm keo bọt nở chống cháy

  • Có khả năng ngăn lửa đến 240 phút.
  • Bọt đóng kín và ngăn ngừa hiệu quả sự xâm nhập của khói và khí cháy.
  • Không chứa các chất độc hại như CFC và HCFC.
  • Khả năng bám dính tuyệt vời lên hầu hết các bề mặt trừ  lớp chống dính, PP, PE.
  • Khả năng điền đầy và độ ổn định thể tích tốt ( không bị co lại hay giãn nở thêm khi đã được đông cứng).
  • Dễ dàng sơn phết hay cắt tỉa khi keo bọt nở đã khô.
  • Đặc biệt keo bọt nở chống cháy có khả năng cách nhiệt cách âm rất tốt.
Xem Thêm:  Cách thi công gỗ tiêu âm đục lỗ

3.3 Về ứng dụng keo bọt nở chống cháy

  • Được dùng để lắp đặt hệ thống cửa và cửa sổ chống cháy.
  • Lắp đặt các hệ thống tường ngắn, trần và sàn chống cháy.
  • Sử dụng cho các khu vực cần ngăn lửa và khói như thi công mái ngăn khói lửa, cháy lan.
  • Lấp đầy các lỗ hổng trên tường, khe cửa…
  • Ngoài ra keo bọt nở chống cháy còn được dùng trong thi công tường và sàn cách âm, dán vật liệu cách nhiệt và được dùng để cải thiện khả năng cách nhiệt cho kho lạnh.

4. Keo bọt nở chống thấm

4.1 Mô tả về keo bọt nở chống thấm

Keo bọt nở chống thấm là loại keo bọt nhựa, được tổng hợp từ một thành phần hóa học đặc biệt. Khi keo tiếp xúc với không khí sẽ xảy ra phản ứng trương nở và tự khô cứng trong điều kiện bình thường, tạo nên một lớp bọt liền mạch, có độ bám dính tốt trên các chất liệu khác nhau. Ngăn chặn không cho không khí và độ ẩm thẩm thấu qua.

  • Khả năng làm việc của keo bọt nở chống thấm khi đã đông cứng: - 40*C đến +100*C
  • Sức kéo bền: >8N/cm2
  • Độ dẫn nhiệt: 0.037W/(m.K)
  • Mức độ thấm nước: 0.03%
  • Keo bọt nở chống thấm đông cứng hoàn toàn sau 24h, có thể sơn phủ màu thêm hay cắt tỉa theo ý muốn.

4.2 Ưu điểm keo bọt nở chống thấm

  • Khả năng kết dính tuyệt vời lên các bề mặt.
  • Có tác dụng chống thấm, cách nhiệt cách âm tốt, thích hợp làm tường cách nhiệt thoáng mát chống nóng vào mùa hè và ấm áp cho mùa đông.
  • Keo bọt nở chống thấm che những lỗ hỏng lồi lõm, dễ cắt tỉa cơ học và dễ sơn phủ màu nên đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình xây dựng.
  • Keo bọt nở chống thấm được dùng để bịt kín khe hở, nhằm giảm sự rung động và tiếng ồn bên ngoài.
Xem Thêm:  Top 7 loại vật liệu cách âm chống ồn tốt nhất cho công trình

4.3 Ứng dụng keo bọt nở chống thấm

Keo bọt nở chống chấm được dùng để bịt kín vòng quanh cửa sổ, cửa đi, cửa trượt; Trám kín khe hở, lỗ hổng quanh ống, lỗ hổng thông hơi, đường ống điện nước đi xuyên tường.

Lắp ghép các tấm Panel kho lạnh, dùng trong khoang lạnh tàu cá đánh bắt xa bờ.

Điền đầy khe hở giữa tường và các đường ống xuyên qua tường

Khả năng chống thấm cách nhiệt cách âm tốt nên được sử dụng nhiều trong kho lạnh điện công nghiệp, ô tô…

Dùng để bịt kín những khe hở, đảm bảo các vết nứt và khe hở được dán kín chống sự rung động và tiếng ồn bên ngoài vô cùng hiệu quả trong việc thiết kế tường cách âm cho phòng thu, phòng karaoke.

Keo bọt nở dễ sử dụng, có thể cắt, phủ cát, trát thạch cao và sơn. Không độc hại cho môi trường.

5. Cách sử dụng keo bọt nở chống thấm, chống cháy

5.1 Đối với Foam PU 2 thành phần:

Tùy theo nhu cầu vào mục đích sử dụng PU foam mà có những cách sử dụng riêng nhưng chung quy quy trình sử dụng foam PU 2 thành phần như sau:

Bước 1: Chuẩn bị máy móc và vật tư

Bước 2: Vệ sinh bề mặt tường, sàn, trần , mặt tôn, làm sạch bề mặt ở những chỗ bị hư hỏng.

Bước 3: Phun Polyurethane foam (pu foam) độ dày từ 15cm đến 50cm

Bước 4: Phun lớp Urethane hoàn thiện

Sau khi phun xong nhiệt độ nhà máy, phòng giảm xuống từ 5 độ đến 20 độ, tùy vào độ dày Pu foam.

5.2 Đối với Foam PU 1 thành phần:

Bước 1: Lắc đều chai.

Bước 2: Vặn vòi kèm theo vào chai.

Bước 3: Dốc ngược chai, đưa vòi sát vào khe hở, ấn mạnh vòi để xịt foam

Cách sử dụng keo bọt nở chống thấm, chống cháy
Cách sử dụng keo bọt nở chống thấm, chống cháy

Hi vọng với những thông tin trên 123xaydung.com đã cung cấp, bạn đã có cái nhìn cụ thể hơn về keo bọt nở, các loại keo bọt nở nói chung cũng như keo bọt nở chống thấm, chống cháy nói riêng. Và với những thông tin trên bạn có thể lựa chọn cho mình dòng sản phẩm keo bọt nở chống thấm hay chống cháy phù hợp cho công trình xây dựng của bạn.

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết liên quan:
crosstext-align-right