Cháy nổ, hoả hoạn hiện nay đã trở thành một trong những hiện tượng "nóng" trên toàn cầu. Những năm gần đây, đã có không ít vụ hoả hoạn xảy ra với quy mô và mức độ khác nhau, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Để phòng chống những rủi ro từ hoả hoạn, nhiều khách hàng đã tìm đến những giải pháp chống cháy, đặc biệt là các vật liệu có đặc tính chống cháy.
Tuy nhiên, không phải loại vật liệu chống cháy nào trên thị trường hiện nay cũng đảm bảo chất lượng. Để bảo vệ tốt nhất cho bản thân và gia đình, bạn phải lựa chọn những vật liệu chống cháy đạt tiêu chuẩn về chất lượng.
Bên cạnh đó, để được phép phân phối công khai trên thị trường, các vật liệu, thiết bị chống cháy cũng cần phải trải qua quy trình kiểm định khắt khe. Vì vậy, việc hiểu và nắm được các quy định liên quan đến kiểm định vách chống cháy là vô cùng cần thiết.
Bằng những chia sẻ sau đây, chúng tôi xin gửi đến bạn đọc những quy định cập nhật mới nhất liên quan đến việc kiểm định vách chống cháy, hi vọng có thể cung cấp đến quý khách hàng những thông tin hữu ích nhất.
Nghị định 136/2020/NĐ-CP ban hành ngày 24/11/2020 có hiệu lực từ 10/01/2020 đã thay thế cho văn bản điều chỉnh việc kiểm định vật liệu chống cháy trước đó, là Nghị định 79/2014/NĐ-CP, có hiệu lực từ 31/07/2014. Tại nghị định 136/2020/NĐ-CP, một số quy định liên quan đến kiểm định vách chống cháy đã được thay đổi, cụ thể như sau:
1. Đối tượng kiểm định
Thay vì thực hiện kiểm định vật liệu dùng để sản xuất các loại vách chống cháy như trước đây, đối tượng kiểm định tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP đã có sự thay đổi. Cụ thể, xác định chỉ kiểm định giới hạn chịu lửa đối với cấu kiện hoặc kết cấu được bao bọc bởi vật liệu chống cháy.
Việc thay đổi đối tượng kiểm định nhằm mục đích nâng bậc chịu lửa cho công trình, nhà cửa.
Ngoài ra, đối với mỗi loại vách chống cháy có tiết diện, kích thước và vị trí bố trí khác nhau được bọc bằng các loại vật liệu chống cháy, đều phải được kiểm định giới hạn chịu lửa để có được kết quả chuẩn xác nhất.
2. Tiêu chuẩn kiểm định
Việc kiểm định vách chống cháy sẽ tuân theo những tiêu chuẩn quy định tại TCVN 9311-1:2012 và TCVN 9311-8:2012.
3. Cơ quan có thẩm quyền ban hành Giấy chứng nhận kiểm định cho cấu kiện hoặc kết cấu được bao bọc bởi vật liệu chống cháy
Trước khi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện PCCC của Bộ Công An có hiệu lực, căn cứ vào kết quả thử nghiệm của đơn vị có thẩm quyền, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH sẽ xem xét và thực hiện cấp Giấy Chứng nhận kiểm định cho cấu kiện ngăn cháy hoặc kết cấu được bọc bảo vệ bằng các vật liệu chống cháy.
Giấy kiểm định vách chống cháy sẽ có hiệu lực trong khoảng thời gian là 1 năm hoặc 3 năm, tùy thuộc vào phương tiện sản xuất trong nước hay nhập khẩu.
4. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện thí nghiệm giới hạn chịu lửa của cấu kiện hoặc kết cấu được bao bọc bởi vật liệu chống cháy
Ở thời điểm hiện tại, Viện Khoa học công nghệ xây dựng - Bộ xây dựng (IBST) là đơn vị duy nhất có đủ điều kiện và năng lực để thực hiện thí nghiệm giới hạn chịu lửa của cấu kiện chống cháy hoặc kết cấu được bọc bảo vệ bởi các vật liệu chống cháy.
5. Thủ tục kiểm định vách chống cháy
5.1. Thành phần hồ sơ kiểm định vách chống cháy
Hồ sơ đề nghị thực hiện kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định mẫu kết cấu, cấu kiện ngăn cháy
– Văn bản đề nghị thực hiện kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định vách chống cháy (Mẫu số PC26 được ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP) của đơn vị trực tiếp sản xuất, thi công, nhập khẩu mẫu kết cấu vách chống cháy, cấu kiện ngăn cháy, kèm theo đề xuất thời gian dự kiến chế tạo mẫu và thời gian thực hiện thử nghiệm (nếu có);
– Giấy chứng nhận xuất xứ hoặc xuất xưởng của các thành phần phụ kiện, vật liệu phục vụ sản xuất, thi công mẫu kết cấu vách chống cháy, cấu kiện ngăn cháy;
– Giấy chứng nhận chất lượng của các thành phần phụ kiện, vật liệu phục vụ sản xuất, thi công mẫu kết cấu vách chống cháy, cấu kiện ngăn cháy (nếu có);
– Tài liệu kỹ thuật của mẫu kết cấu vách chống cháy, cấu kiện ngăn cháy, gồm:
+ Tài liệu kỹ thuật của các thành phần phụ kiện, vật liệu;
+ Bản vẽ thiết kế thi công;
+ Quy trình thi công;
+ Văn bản tự đánh giá, cùng cam kết về chất lượng, thời hạn sử dụng của đơn vị sản xuất, thi công.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định mẫu kết cấu vách chống cháy, cấu kiện ngăn cháy
Ngoài thành phần hồ sơ đã nêu trên, còn phải bổ sung thêm một số tài liệu sau:
– Biên bản kiểm định mẫu kết cấu, cấu kiện vách ngăn cháy của đơn vị đã được Bộ Công an cho phép thực hiện kiểm định hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy đã xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về Phòng cháy - chữa cháy, kèm theo báo cáo đánh giá kết quả thử nghiệm của đơn vị thí nghiệm chuyên ngành và biên bản xác nhận đã tham gia giám sát của đại diện Cục Cảnh sát PCCC và CNCH;
– Biên bản kiểm tra đánh giá quá trình sản xuất, lấy mẫu kết cấu vách chống cháy, cấu kiện vách ngăn cháy (Mẫu số PC28 ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP) có sự xác nhận tham gia giám sát của đại diện Cục Cảnh sát PCCC và CNCH.
5.2. Thời hạn giải quyết hồ sơ đề nghị kiểm định vách chống cháy
Thời hạn giải quyết hồ sơ đề nghị kiểm định vách chống cháy được quy định cụ thể tại Khoản 10, Điều 38 của Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020.
5.3. Nơi nộp hồ sơ và nhận kết quả kiểm định vách chống cháy
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định cấu kiện, kết cấu bọc bảo vệ bởi vật liệu chống cháy sau khi đã chuẩn bị đầy đủ, nộp và nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC về PCCC của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH (Bộ phận Một cửa)tại Tầng 1, địa chỉ: Số 2A Đinh Lễ, Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Thành Phố Hà Nội.
Trên đây là những quy định cập nhật mới nhất liên quan đến vấn đề kiểm định vách chống cháy, các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất có thể tham khảo để hiểu và chuẩn bị kỹ lưỡng hơn trước khi thực hiện kiểm định.
Đối với những khách hàng có nhu cầu tìm mua những mẫu vách chống cháy đạt tiêu chuẩn về chất lượng, đừng ngần ngại liên hệ với 123xaydung.com qua hotline, để được tư vấn và trải nghiệm sử dụng những vật liệu chống cháy chất lượng nhất bạn nhé!
HOTLINE: 0912 482 224 - 0858 177 789 - 0915 831 169 - 0886 359 009 - 0917 502 188
(PHÒNG KINH DOANH)