Sở hữu độ bền cao cùng khả năng cách nhiệt, chống nóng, chống ẩm vô cùng hữu hiệu của mình nên các loại vật liệu xây dựng làm từ Polyurethane (PU) như tấm Panel PU cách nhiệt đang ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn trong các loại công trình xây dựng, đặc biệt là ở những quốc gia có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam.
Vậy làm sao để lựa chọn cho mình sản phẩm chứa nhựa PU thật sự tốt và phù hợp với nhu cầu sử dụng? Hãy cùng 123xaydung.com tìm hiểu các đặc điểm nổi bật nhất của loại PU đạt chuẩn qua bài viết này nhé.
1. Polyurethane là gì?
Polyurethane (hay còn gọi là hợp chất nhựa PU) là một loại chất liệu đã xuất hiện từ khá lâu, nhưng hiện nay lại đang trở nên phổ biến và được ưa chuộng sử dụng nhiều hơn hẳn. Đây cũng là một loại hợp chất vô cùng quan trọng trong ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
2. Công thức hóa học của Polyurethane
Chính bởi sở hữu các cấu trúc phân tử chứa cả các đoạn cứng và mềm nên Polyurethane sở hữu khả năng đàn hồi vô cùng mạnh mẽ. Các đoạn cứng trong phân tử Polyurethane được hình thành từ thành phần disocyanate. Các đoạn cứng được nối với nhau bằng liên kết hydro đề hình thành pha cứng. Còn các đoạn mềm trong phân tử Polyurethane được hình thành từ thành phần polyol.
Mạch chính của kết cấu hợp chất Polyurethane là dạng thẳng, không phân nhánh và không trượt lên nhau giúp liên kết của PU trở nên chặt chẽ và có module hợp lý, tạo khả năng đàn hồi cao.
3. Các loại Polyurethan cơ bản
Điểm đặc biệt của Polyurethane là khả năng miễn nhiễm vượt trội khi tiếp xúc với một số loại hóa chất vô cơ lẫn hữu cơ. Bên cạnh đó, PU còn chống chịu được sự mài mòn tốt hơn hẳn các loại nhựa hoặc cao su thông thường.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại hợp chất Polyurethane (PU) với các thành phần hóa học và tính năng khác nhau. Cấu trúc phân tử tạo nên sự đàn hồi cho vật liệu Polyurethane gồm các đoạn cứng và mềm. Chính sự liên kết giữa các đoạn phân tử cứng và mềm đã góp phần quan trọng quyết định chất lượng cũng như đặc tính của các chủng loại nhựa PU trên thị trường.
4. Đặc điểm vượt trội của hợp chất Polyurethan
- Polyurethane sở hữu khả năng chống chịu các tác động và sự mài mòn rất tốt. Do đó, nó còn thường được dùng để làm vật liệu sơn phủ bên ngoài để bảo vệ bề mặt cho các loại vật liệu bên trong. Đặc biệt, độ bền bỉ của Polyurethane còn được đánh giá là tốt hơn hẳn so với cao su, nhựa và cả một số loại kim loại.
- Hợp chất Polyurethane không bị bám dính bởi dầu, mỡ, chất béo và các dung môi hữu cơ.
- Chịu được áp lực tốt hơn hẳn các loại cao su thông thường. Vì thế nên Polyurethane (PU) được đánh giá là một trong những chất liệu lý tưởng chuyên dùng để sản xuất các loại bánh xe tải hạng nặng, khớp nối, tấm chống sốc…
- Sở hữu khả năng đàn hồi tốt nên Polyurethane (PU) chống được hiện tượng bị kéo xé trong quá trình sử dụng. Lực xé rách của chất liệu Polyurethane ở khoảng từ 500-100lbs/inch, cao hơn rất nhiều lần so với các loại cao su thông thường khác.
- Polyurethane có thể chống chịu được các tác động tiêu cực của thời tiết, ngoài ra không bị oxy hóa và chịu được ánh sáng mặt trời, ozone, và các điều kiện thời tiết thông thường.
- Có khả năng cách điện cao, nên Polyurethane còn được sử dụng làm lớp bọc dây điện, dây cáp.
- Sản phẩm làm từ Polyurethane có khả năng chống co giãn và va đập tốt.
- Ứng dụng của polyurethane trong các ngành công nghiệp.
- Tính kháng hóa chất và dung môi tốt. Vật liệu polyurethane thường được dùng để bọc các trục trong các ngành in, thép, dệt nhuộm và sản xuất giấy.
- Với tính cơ học tốt, nó còn được dùng làm đệm hoặc tấm vách ngăn chịu lực.
- Khả năng đàn hồi cũng giúp cho vật liệu này ứng dụng rộng rãi trong ngành dầu khí. Nó thường được sử dụng để làm pig giúp làm sạch đường ống, lớp lót ống...
- Nhờ khả năng liên kết vô cùng tuyệt vời giữa các nguyên tử cấu tạo nên hợp chất Polyurethane nên nó sở hữu khả năng chống thấm tốt.
- PU cũng có mặt trong ngành khai khoáng, thường được dùng làm khuôn đổ bê tông, nhựa, sáp cho các hoa văn tinh xảo trên các đồ gỗ hoặc đồ gốm sứ.
- Ngoài ra, sản phẩm này cũng sở hữu khả năng chống ồn rất tốt nên thường được sử dụng để làm các tấm vách cách âm cho các khu vực có yêu cầu cao về âm học, giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sử dụng.
- Panel PU còn được sử dụng trong ngành xây dựng để làm tấm trần, mái, vách ngăn giúp cách âm cách nhiệt vô cùng hiệu quả.
- Ngoài ra, người ta còn dùng Polyurethane (PU) để làm phào chỉ cho nội thất.
Với tất cả những công dụng tuyệt vời nêu trên mà chất liệu Polyurethane (PU) mang lại, 123xaydung.com có thể tự tin khẳng định loại nhựa này chính là một trong những dòng sản phẩm vật liệu xây dựng tuyệt vời nhất mà mọi người không thể không biết.
5. Ứng dụng Polyurethan trong panel chống cháy thế nào?
Trong các tấm Panel PU, ngoài 2 lớp tôn mạ kẽm bao bọc bên ngoài thì lớp lõi với hợp chất Polyurethane chính là thành phần quan trọng nhất, đóng vai trò tạo ra khả năng bảo ôn cách nhiệt cho sản phẩm.
Với tác dụng cách nhiệt vượt trội của mình, tấm Panel PU sẽ giúp cho công trình của bạn không bị ảnh hưởng bởi các tác động tiêu cực của thời tiết như: trời mưa, trời nắng nóng, trời nồm...
Không chỉ vậy, sản phẩm còn có khả năng bảo ôn và tránh thất thoát truyền nhiệt độ ra ngoài. Nhờ vậy, khi sử dụng tấm Panel PU cho công trình thì điện năng tiêu thụ từ các thiết bị làm mát sẽ giảm đến 30%, giúp các bạn tối ưu chi phí sinh hoạt.
Ngoài ra, tương tự như các loại tấm cách nhiệt khác, Panel PU với lớp lõi chứa hợp chất Polyurethane cũng sở hữu các khả năng cách âm, chống nóng, chống cháy lan... vô cùng vượt trội.
Qua bài viết trên, 123xaydung.com đã giải đáp cho các bạn Polyurethane là gì? Ứng dụng trong panel chống cháy thế nào? Hy vọng những kiến thức bên trên mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về đặc tính và vai trò của loại chất liệu đa năng này. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!